1. Bồn chứa nước cấp
2. Bơm cấp lọc
3. Cột lọc đa tầng
4. Cột lọc khử mùi
5. Cột làm mềm
6. Bồn chứa muối
7. Bồn chứa nươc mềm
8. Bơm trợ lực
9. Lọc tinh
10. Van điện từ
11. Bơm tăng áp
12. Màng RO
13. Đo lưu lượng kế đo nước xả
14. Đo lưu lượng kế đo nước RO thành phẩm
15. Đèn diệt khuẩn UV
16. Bồn chứa nước RO thành phẩm
Cấu tạo hệ thống lọc nước RO công nghiệp
1. Thiết bị tiền lọc
Đây là giai đoạn đầu của quá trình lọc nước, giúp xử lý phần thô của nguồn nước đầu vào, tức là nước sẽ được loại bỏ các chất lơ lửng, hóa chất kim loại nặng. Để làm được chức năng đó, bộ phận này được cấu tạo nhờ hệ thống bơm cao áp và các trụ lọc lớn hay còn gọi là cột lọc thô
Mỗi trụ lọc sẽ được cấu tạo và có chức năng khác nhau
– Cột lọc số 1: Chứa cát, silic, sỏi có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất bùn đất, phù du trong nước
– Cột lọc số 2: Bao gồm than và carbon hoạt tính, chúng sẽ loại bỏ các chất độc hại hòa tan trong nước như amoniac, sulfure, các chất độc tan gốc lưu huỳnh, photpho
– Cột lọc số 3: Cột lọc này có chức năng làm mềm nước, làm giảm độ cứng giúp chống bám cặn làm nghẹt màng RO phía sau
– Cột lọc tinh : giúp lọc các cặn lơ lửng còn lại 5 Micron trở lên
2. Máy bơm cao áp trong hệ thống
Để vận hành được hệ thống lọc nước công nghiệp cần đến một áp suất nước đủ lớn để đi qua tất cả các màng lọc đặc biệt là màng lọc RO. Thiết bị máy bơm cao áp sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, được thiết kế vô cùng đặc biệt, khi hoạt động chúng tạo áp suất nước đủ lớn để quá trình thẩm thấu diễn ra nhanh chóng ở màng RO. Áp suất của một máy bơm công nghiệp có thể đạt được lên đến 200 – 230 PSI, với khả năng hoạt động liên tục 24/24
3. Thiết bị lọc RO trong hệ thống lọc công nghiệp
Nước sau khi được xử lý qua giai đoạn tiền lọc sẽ được chuyển tới giai đoạn lọc ở màng RO, đây được xem là trái tim của cả hệ thống lọc nước công nghiệp.
Màng lọc RO có thể loại bỏ các loại bỏ TDS, tạp chất, virus, vi khuẩn gây hại trong nước. Tùy thuộc vào chất lượng nước đầu vào cũng như công suất lọc, đơn vị cung cấp sẽ bố trí số lượng màng lọc RO khác nhau. Số màng lọc RO càng nhiều, đồng nghĩa với công suất cho ra nguồn nước tinh khiết càng lớn
4. Đèn cực tím UV
UV giúp loại bỏ tới 99% vi khuẩn giúp đảm bảo an toàn khi chúng ta sử dụng nguồn nước đó trong sinh hoạt. UV là một loại vật chất khử trùng nhưng không làm thay đổi về mặt hóa học, hương vị hay mùi của nước giống như Clo.
5. Bộ phận điều khiển
Bên cạnh các bộ phận lõi lọc, bơm cao áp, để toàn bộ hệ thống lọc nước công nghiệp hoạt động trơn tru thì rất cần đến một hệ thống điều khiển phù hợp. Hệ thống này bao gồm có các hệ thống bảng mạch điện tử, đồng hồ đo áp, đồng hồ hiển thị các thông số nước đầu vào, đầu ra..Với những hệ thống điều khiển hiện đại này, giúp quá trình lọc nước được thực hiện hoàn toàn khép kín.
Quy trình lắp đặt hệ thống lọc nước RO công nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng
Bước 2: Nhân viên kỹ thuật khảo sát và tư vấn trực tiếp với khách hàng
Bước 3: Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho hệ thống lọc RO
Bước 4: Lắp đặt và thi công
· Thiết bị phải được lắp đặt nơi khô ráo, có mái che nắng mưa tránh ảnh hưởng của thời tiết và độ ẩm có thể phá hỏng thiết bị điện và những tiếp điểm
· Không gian lắp đặt phải rộng rãi đủ cho người điều khiển thao tác
· Đặt bộ lọc tinh khiết ở vị trí thích hợp và theo các quy chuẩn của nhà sản xuất (Thứ tự của các cột lọc là cột lọc cát → cột lọc than hoạt tính → cột làm mềm nước → cột lọc tinh→ màng lọc RO)
· Các thiết bị phải được đặt ở vị trí mặt nền bằng phẳng, chắc chắn
· Thùng chứa nước tinh khiết không cao quá 1,5m từ đầu ra của nước tinh khiết và nước thải
· Lắp đầu vào, đầu ra và đường điện theo đúng chỉ dẫn sơ đồ mạch điện
Bước 5: Kiểm tra, tiến hành cho hệ thống hoạt động và đánh giá nguồn nước ra sau khi lắp đặt.